Tr:ót ‘ăn cơm trước kẻng’ với bạn trai, tôi xin cưới chạy b:ầ:u, nào ngờ đến ngày lên bàn si:n:h, tôi mới nghe được câu nói ch:át đ:ắng của mẹ anh, nếu là cháu trai thì nhận còn cháu gái thì….

Sau khi cưới, mang tiếng là được ở riêng nhưng thực ra cuộc sống chẳng khác nào phận làm dâu thông thường.

Tôi lỡ có bầu trước cưới. Lúc có bầu mới được 2 tháng, tôi báo người yêu, tức chồng tôi hiện tại, để anh lo việc cưới xin đàng hoàng. Ngỡ đâu anh về báo gia đình thì cha mẹ chồng cho cưới ngay, nhưng không, mẹ chồng tôi đi xem thầy, thầy phán phải 5 tháng nữa mới có ngày đẹp để làm lễ cưới xin.

Đến lúc ấy, tôi đã bầu được gần 7 tháng, bụng chình ình thế thì làm sao mà bận váy cưới, rồi còn nhìn bà con chòm xóm. Tôi buồn rầu, khóc thương thảm thiết để đốc thúc và mong nhà chồng thương tình để làm “cưới chạy”. Thế nhưng, mẹ chồng tôi vẫn khăng khăng không cho cưới sớm. Tức lên tới cổ họng, nhưng vì thương đứa con trong bụng mà tôi ngậm đắng nuốt cay, đợi đến ngày đẹp như mẹ chồng mong muốn. Từ đây, tôi cũng bắt đầu “sa chân” vào câu chuyện mẹ chồng nàng dâu muôn thuở chẳng bao giờ tốt đẹp.

Sau khi cưới, mang tiếng là được ở riêng nhưng thực ra cuộc sống chẳng khác nào phận làm dâu thông thường. Nhà vợ chồng tôi gần sát nhà mẹ chồng, thế là cứ 6h sáng bà lại gọi điện sang nhắc nhở tôi dậy sớm để lo cơm nước cho chồng, dù bà biết tôi đang khổ tâm vì ốm nghén lên xuống. Sau đó, bà đích thân sang kiểm tra, nếu chưa thấy mở khóa, bà liền đập cửa ầm ầm để gọi. Nhà riêng của chúng tôi nhưng ngày nào bà cũng sang để ý, bắt sắp xếp mọi thứ trong nhà theo mong muốn của bà. Đến nỗi, nếu tôi có một chút sắp xếp không đúng ý bà là ngay lập tức, bà thể hiện sự tức tối bằng cách đập bàn đập ghế, chửi bới om sòm…

 

Trót 'ăn cơm trước kẻng' với bạn trai, tôi xin cưới chạy bầu, nào ngờ đến ngày lên bàn sinh, tôi mới nghe được câu nói chát đắng của mẹ anh - Ảnh 1

Tôi vẫn nhịn đến ngày sanh đẻ. Sức khỏe tôi yếu, lại thêm cái ăn ngủ không đủ giấc do mẹ chồng càm ràm đủ điều trong thời gian bầu bí, bác sĩ bảo tôi đẻ khó, dự sinh mổ. Thế nhưng, đang lúc đau thấu trời đất, mẹ chồng nói văng vẳng vào phòng chờ, nhắc tôi: “Con phải cố đẻ thường, nếu đẻ mổ thì khó đẻ thêm vài đứa nữa cho bà ẵm lắm”. Số là tôi sinh con đầu lòng là bé gái, trong khi đó, mẹ chồng tôi lại đang mong có người nối dõi. Nghe tôi đẻ mổ, bà sợ sau này khó sinh, mặc dù bây giờ y học đã rất tiên tiến rồi. Đến cả bác sĩ còn xầm xì về bà mẹ chồng khó ưa của tôi: “Đẻ con gái nên chưa đẻ đứa này bà đã lo đứa sau, chứ ca này đẻ khó thật, to hơn tí nữa thì phải mổ. May mà ra được chứ cứ lăn tăn thế nguy hiểm cả mẹ cả con”. Trong cơn đau đẻ, tôi còn “đau tim” hơn nữa.

Sau khi sinh con, mẹ đẻ và mẹ chồng chia nhau đến trông nom cháu và lo cái ăn cái mặc cho sản phụ là tôi. Suốt thời gian này, vợ chồng tôi có gửi tiền để nhờ mẹ chồng mua sắm và nấu ăn giúp cho. Trong 2 tuần, chúng tôi gửi mẹ 5 triệu đồng tiền cơm nước, thế nhưng ngày nào bà cũng nhắc nhở, bảo là phải bỏ tiền thêm để mua cái này, nấu cái kia. Bực nhất là khi mẹ đẻ tôi đến, mẹ chồng lại ra dáng chỉ đạo đồ ăn dở, ươn, nấu ăn không ngon bằng mẹ chồng các kiểu. Trong khi đó, mẹ đẻ tôi lại là đầu bếp lâu năm tại một cửa tiệm đồ ăn có tiếng trong phố, làm thế nào mà lại nói là mẹ tôi không biết nấu ăn, lại không biết chọn lựa thực phẩm?

Đến đây, tôi bắt đầu nổi đóa. Phần vì vừa sinh xong con có phần tâm lý bất thường, phần lại thấy nhẫn nại không nổi với bà mẹ chồng quá quắt, hết phiền lòng vợ chồng tôi giờ lại sang làm phiền đến bố mẹ đẻ. Giữa lúc mẹ chồng đang xăm soi đồ ăn mẹ tôi mới nấu, tôi mắng xối xả vào mặt bà: “Mẹ thế này có quá đáng lắm không? Con đã chịu đựng hết nổi rồi. Bố mẹ đẻ nuôi con bầu 6 tháng rưỡi còn chưa kể công. Còn con ở nhà chồng mới được có 4 tháng, mẹ chì chiết đủ đường, tiền của bọn con nào có thiếu mẹ 1 xu?”. Chưa dừng lại, quá bực tức, nhân lúc chồng vừa bước vào, tôi chỉ thẳng mặt: “Thế này thì tôi khỏi chồng vợ gì với anh nữa, quá sức lắm rồi”.

 

Thực ra sức chịu đựng của tôi đã đi đến giới hạn, chẳng lẽ giờ tôi phải bỏ chồng vì một bà mẹ chồng, có đáng không mọi người?