Cách xử lý khi bị tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông là một rủi ro rất dễ xảy ra và nó cũng là tình huống mang tính nhạy cảm.
Nếu xảy ra tai nạn giao thông bạn cần làm gì ?
Đây là kỹ năng quan trọng nhưng không phải ai cũng biết, đặc biệt là những người ít có kinh nghiệm.
Dưới đây là cách xử lý khi bị tai nạn giao thông một cách khôn ngoan, giúp bạn nhanh chóng vượt qua sự cố. Mà còn làm giảm những hệ lụy không đáng có sau này.
Cách xử lý khi bị tai nạn giao thông
Nhiều người khi bị tai nạn giao thông thường hoảng sợ và không biết phải xử lý như thế nào. Vậy bạn cần làm gì khi bị tai nạn giao thông
Giữ bình tĩnh
Trong cách xử lý khi bị tai nạn giao thông, đầu tiên và quan trọng nhất là cần giữ bình tĩnh. Bạn không thể thay đổi được sự cố đã xảy ra nên cần bình tĩnh để dừng xe, đánh giá tình hình và xử lý các bước tiếp theo.
Lúc này bạn cần cố gắng giữ vững tâm lý, kiềm chế cảm xúc, tránh kích động cho dù bạn là người có lỗi hay không.
Nhiều người sẽ nổi nóng khi gặp tai nạn giao thông. Việc nóng nảy, kích động, tranh cãi với chủ phương tiện khác không đem lại lợi ích gì. Mà chỉ làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Chú ý cho dù vụ tai nạn không phải lỗi của mình hay chỉ là va chạm nhẹ. Thì bạn cũng cần dừng xe, tuyệt đối không lái xe đi luôn khi có va chạm xảy ra. Việc này để giúp mọi việc rõ ràng, tránh bị truy cứu phức tạp về sau.
Kiểm tra bản thân và người đi cùng xem có bị thương không, gọi cứu thương
Sau khi dừng xe, bạn cần xuống xe và kiểm tra bản bản thân mình và người đi cùng có bị thương hay không.
Nếu có người bị thương hoặc tử vong, hãy gọi xe cấp cứu và trợ giúp y tế theo số 115 ngay lập tức.
Lúc này bạn cũng vẫn cần giữ bình tĩnh để cung cấp các thông tin cần thiết, chính xác để được hướng dẫn trợ giúp.
Gọi 113 để báo cho CSGT
Cách xử lý khi bị tai nạn giao thông đúng đắn là bạn luôn gọi điện báo cho CSGT. CSGT là cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ hỗ trợ bạn xử lý.
Bạn cần nói rõ vị trí vụ tai nạn đang xảy ra, mô tả thông tin về vụ tai nạn. Và sẽ nhận được sự phản hồi cũng như hướng dẫn.
Tất nhiên lúc này bạn vẫn cần giữ tâm lý ổn định và làm đúng theo yêu cầu của CSGT.
Cảnh sát sẽ đến kiểm tra hiện trường tai nạn và hỗ trợ bạn.
Sơ cứu người bị thương và chờ xe cứu thương
Khi đã gọi xe cấp cứu và báo cảnh sát, trong khi chờ đợi bạn sẽ sơ cứu người bị thương nếu có.
Bạn đã nhận được sự hướng dẫn từ nhân viên y tế để biết cách sơ cứu người bị thương.
Chú ý không di chuyển người bị thương ra khỏi vị trí tai nạn (nếu không bắt buộc). Không không xoay, vặn cổ và cột sống của nạn nhân.
Hãy dùng các thứ có sẵn để cầm máu cho người bị thương.
Bạn cần nắm được những quy tắc cứu thương cơ bản. Để tránh làm tổn hại nghiêm trọng thêm đến người đang bị thương, đặc biệt là vùng cổ, cột sống, xương các loại…
Quan sát hiện trường, kiểm tra tình trạng xe và bật đèn cảnh báo
Sau khi xuống xe, tắt động cơ xe, bạn vẫn cần quan sát xung quanh để kiểm tra xem có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không.
Ví dụ như xăng bị rò rỉ, nguy cơ cháy nổ hay động cơ vẫn hoạt động.
Bạn nên trang bị sẵn bình chữa cháy mini, búa cứu hộ để đề phòng những lúc bất trắc.
Tuyệt đối không hút thuốc xung quanh khu vực xảy ra tai nạn vì có thể gây ra cháy nổ rất nguy hiểm.
Đồng thời một việc nữa bạn cần phải làm đó là tìm cách để để cảnh báo cho các phương tiện khác thấy xe của bạn. Ví dụ như mở đèn hazard,dùng cành cây, gạch đá…
Giữ nguyên hiện trường và chụp ảnh lưu lại bằng chứng
Bạn cần giữ nguyên hiện trường cho đến khi CSGT có mặt, trừ khi bạn cần phải thay đổi hiện trường để cứu người bị thương.
Trong trường hợp này thì hãy chụp ảnh lại hiện trường cũ.
Một số trường hợp là va chạm nhẹ thì bạn cần chụp ảnh vụ va chạm. Cẩn thận rồi di chuyển xe vào lề để tránh làm ách tắc giao thông. Còn nếu là tai nạn, nghiêm trọng. bạn tuyệt đối không được làm di chuyển hiện trường trừ trường hợp bất khả kháng.
Bên cạnh việc chụp ảnh lại hiện trường, biển số xe và mọi thông tin càng chi tiết càng tốt bạn cũng rất cần các nhân chứng. Hãy nhờ họ ở lại hiện trường cho đến khi công an đến. Hoặc xin rõ thông tin của họ để liên lạc khi cần thiết.
Gọi điện thông báo cho công ty bảo hiểm
Sau khi làm xong các bước quan trọng trên, tiếp đến trong trình tự các bước cách xử lý khi bị tai nạn giao thông. Bạn cần gọi điện cho công ty bảo hiểm để được họ hướng dẫn bồi thường.
Việc thông báo này là rất cần thiết và là điều kiện tiên trong quy trình giám định bồi thường bảo hiểm.
Kiểm tra tình trạng sức khoẻ
Sau khi cảnh sát giao thông đến và giải quyết xong vụ tai nạn thì bạn nên tiến hành kiểm tra lại sức khỏe của mình.
Dù cảm thấy bình thường và không bị trầy xước vẫn nên đi kiểm tra lại sức khỏe. Vì có nhiều chấn thương mà một thời gian sau mới có triệu chứng.
Hãy đến bệnh viện kiểm tra tổng thể để phát hiện sớm những vấn đề, đảm bảo sức khỏe tốt nhát cho mình.
Trường hợp nào gây tai nạn giao thông thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Những quy định về gây tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
Căn cứ vào Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ được quy định cụ thể như sau:
– Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
+ Làm chết người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Không có giấy phép lái xe theo quy định;
+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
+ Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
+ Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
+ Làm chết 02 người;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Làm chết 03 người trở lên;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ vào Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại được quy định cụ thể như sau:
– Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự 2015 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Kết luận: Như vậy sau khi gây tại nạn tài xế cần thực hiện các bước theo quy định trên, đặc biệt không được thực hiện hành vi Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn.