Quy trình đủ tính pháp lý khi sang tên sổ đỏ mới nhất

Sang tên sổ đỏ hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần tuân thủ đúng quy trình pháp luật đưa ra.

Quy trình đủ tính pháp lý khi sang tên sổ đỏ mới nhất
Quy trình đủ tính pháp lý khi sang tên sổ đỏ mới nhất. Đồ họa: Phương Anh

Theo quy định tại Nghị định số 101/2024/NĐ-CP quy trình thực hiện chuyển nhượng đất sổ đỏ bao gồm:

Chuẩn bị hồ sơ

– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu số 11/ĐKK ban hành kèm theo NGhị định số 101/2024/NĐ-CP.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc).

– Hợp đồng chuyển nhượng công chứng.

– CMND/CCCD và sổ hộ khẩu của các bên.

– Tờ khai lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân.

Nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký đất đai: văn phòng Đăng ký đất đai là nơi tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, thông báo các khoản phí, lệ phí cần nộp.

Thanh toán các khoản phí: người thực hiện thủ tục sẽ nhận thông báo và tiến hành nộp phí tại cơ quan thuế hoặc địa điểm chỉ định.

Hoàn tất thủ tục và nhận sổ đỏ mới: sau khi hoàn thành các nghĩa vụ tài chính, Văn phòng Đăng ký đất đai sẽ cấp Giấy chứng nhận mới cho người nhận chuyển nhượng.

Luật sư Trương Anh Tú (công ty luật TAT Law Firrm) lưu ý đặc biệt người dân khi chuyển nhượng, sang tên sổ đỏ:

– Nếu chuyển nhượng đất nông nghiệp, bên nhận phải đáp ứng điều kiện là hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

– Theo Luật Đất đai 2024, không được phép chuyển nhượng nếu đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Người nước ngoài chỉ được nhận quyền sử dụng đất với mục đích đầu tư kinh doanh và phải đáp ứng điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.

– Trước khi mua đất, người dân cần kiểm tra quy hoạch sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền để tránh mua phải đất nằm trong khu vực giải tỏa hoặc quy hoạch công cộng.

– Kiểm tra bảng giá đất địa phương do giá đất có thể ảnh hưởng lớn đến số tiền phải nộp, đặc biệt là thuế và lệ phí trước bạ.