Người dân chú ý: Đề xuất bỏ Bảo hiểm xe máy bắt buộc, ai cần thì mua bảo hiểm tự nguyện

Trước kiến nghị của cử tri về việc xem xét chuyển đổi bảo hiểm xe máy từ hình thức bắt buộc sang tự nguyện, Bộ Tài chính đã đưa ra phản hồi, làm rõ lý do và cơ sở pháp lý cho quy định hiện hành.

Theo đó, một số cử tri đề nghị  điều chỉnh quy định để bảo hiểm xe máy trở thành tự nguyện, với lý do thủ tục bồi thường bảo hiểm còn phức tạp và gây khó khăn khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Tuy nhiên, Bộ Tài chính nhấn mạnh rằng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bao gồm bảo hiểm xe máy, đã được thực hiện từ năm 1988 và là một trong những công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của người tham gia giao thông.

“Trên thế giới hiện nay, hầu hết các nước đều áp dụng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe ô tô, mô tô, xe máy và thậm chí có quốc gia áp dụng cả với xe đạp điện, bao gồm các nước phát triển có số lượng xe mô tô, xe máy thấp như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước đang phát triển có số lượng lớn xe mô tô, xe máy tham gia giao thông như Ấn Độ, Trung Quốc, các nước ASEAN…”, văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ.

Đề xuất bỏ Bảo hiểm xe máy bắt buộc

Đề xuất bỏ Bảo hiểm xe máy bắt buộc

Tại Việt Nam, xe máy vẫn là phương tiện giao thông chính và đồng thời là nguồn gây tai nạn lớn nhất, chiếm tới 63,48% các vụ tai nạn giao thông. Vì vậy, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự đối với xe máy không chỉ giúp bảo vệ người thứ 3 mà còn đảm bảo quyền lợi cho người dân khi không may gây ra tai nạn.

Kể từ năm 1988, Việt Nam đã thực hiện quy định bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho xe cơ giới theo nghị định số 30-HĐBT. Điều này nhằm giảm thiểu hậu quả của các vụ tai nạn giao thông, đặc biệt là khi xe máy chiếm đến 63,48% số vụ tai nạn, trở thành một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông tại Việt Nam.

Theo cơ quan quản lý, với một khoản phí bảo hiểm từ 55.000 – 60.000 đồng, người dân đã được bảo vệ tối đa trước những rủi ro tài chính khi tham gia giao thông. Trong trường hợp gây ra tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ chi trả tối đa 150 triệu đồng cho thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và 50 triệu đồng cho thiệt hại về tài sản của người thứ ba.

Nửa đầu năm 2024, khoảng 6,5 triệu xe máy tham gia bảo hiểm bắt buộc, chiếm khoảng 9% tổng số xe lưu hành trên cả nước (ước tính 72 triệu chiếc). Doanh thu từ loại hình bảo hiểm này trong 6 tháng đạt hơn 430 tỷ đồng, chi bồi thường 41,9 tỷ đồng và dự phòng bồi thường 35,86 tỷ đồng. Số liệu này chưa bao gồm các chi phí quản lý, hoa hồng.

Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả của bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm và các cơ quan liên quan sẽ triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, giúp người dân nắm vững các quy định của pháp luật và cách thức sử dụng dịch vụ bảo hiểm một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, bộ sẽ kiểm tra chặt chẽ các công ty bảo hiểm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đồng thời sẽ đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải quyết để người dân được nhận tiền bồi thường nhanh chóng hơn.

Có mấy loại Bảo hiểm xe máy hiện nay?

Theo quy định, bảo hiểm xe máy có 2 loại là bảo hiểm xe máy bắt buộc và bảo hiểm xe máy tự nguyện.

+ Bảo hiểm xe máy bắt buộc (Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe mô tô, xe máy) là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải tham gia nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội. Khi xảy ra tai nạn, về nguyên tắc, bảo hiểm xe máy bắt buộc không bồi thường cho chủ xe mà thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới.

+ Bảo hiểm xe máy tự nguyện là loại bảo hiểm không bắt buộc, người tham gia giao thông có thể lựa chọn mua hoặc không mua bảo hiểm xe máy tự nguyện. Tuy nhiên, nếu tham gia bảo hiểm xe máy tự nguyện, chủ xe sẽ được bồi thường thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại về người (bao gồm cả chủ xe và người đi cùng) khi gặp tại nạn, sự cố cháy nổ hoặc trộm, cướp…

Tùy thuộc vào loại bảo hiểm mà đối tượng áp dụng, phạm vi trách nhiệm và mức bồi thường sẽ có sự khác nhau.