Home Luật Giao thông Mức ph:ạt không “vẫy tay” khi sang đường mới nhất 2025

Mức ph:ạt không “vẫy tay” khi sang đường mới nhất 2025

Nhiều người cho rằng, khi các mức phạt giao thông tăng cao thì đi bộ là một trong những lựa chọn an toàn. Tuy nhiên, từ 01/01/2025, rất nhiều quy định mới mà người đi bộ cũng phải chú ý, đặc biệt là quy định nếu không vẫy tay khi sang đường, người đi bộ cũng sẽ bị xử phạt. 

1. Từ 01/01/2025, không vẫy tay khi sang đường bị phạt thế nào?

Trước đây, Luật Giao thông đường bộ 2008 hay Nghị định 100/2019/NĐ-CP đều không có quy định về vấn đề “đi bộ sang đường buộc phải có tín hiệu bằng tay” mà chỉ quy định và phạt khi “qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn”.

Tuy nhiên, từ 01/01/2025, người đi bộ qua đường không có tín hiệu bằng tay (không vẫy tay khi sang đường) sẽ bị phạt hành chính từ 150.000 – 250.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Cụ thể:

Điều 10. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

b) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Lưu ý: Mức phạt này áp dụng khi người dân đi bộ qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt hay hầm dành cho người đi bộ.

Theo đó, nếu qua đường ở những nơi không có vạch kẻ đường, hầm đi bộ… thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và phải có tín hiệu bằng tay khi qua đường.

2. Người đi bộ phải tuân thủ theo những quy định nào từ 01/01/2025?

Theo khoản 1 Điều 30 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau từ 01/01/2025:

– Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ. Trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình.

– Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường hoặc cầu vượt, hầm đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ.

Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm đi bộ thì phải quan sát xe và chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay.

– Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào các phương tiện giao thông đang di chuyển; nếu có mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không được gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông khác.

3. Có cần nhường đường cho người đi bộ ở nơi không có vạch kẻ cho người đi bộ?

không vẫy tay khi sang đường
Nhường đường cho người đi bộ (Ảnh minh họa)

Từ 01/01/2025, khoản 3 Điều 12 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về việc nhường đường cho người đi bộ như sau:

Điều 12. Chấp hành quy định về tốc độ và khoảng cách giữa các xe

3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại để bảo đảm an toàn trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi có vạch kẻ đường hoặc báo hiệu khác dành cho người đi bộ hoặc tại nơi mà người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường;

b) Có báo hiệu cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường;

c) Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế;

d) Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường bộ, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường hẹp, đường vòng, đường quanh co, đường đèo, dốc;

đ) Nơi cầu, cống hẹp, đập tràn, đường ngầm, hầm chui, hầm đường bộ;

e) Khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung đông người, khu vực đông dân cư, chợ, khu vực đang thi công trên đường bộ, hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ;

g) Có vật nuôi đi trên đường hoặc chăn thả ở ven đường;

h) Tránh xe đi ngược chiều hoặc khi cho xe đi phía sau vượt; khi có tín hiệu xin đường, tín hiệu khẩn cấp của xe đi cùng chiều phía trước;

i) Điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ có khách đang lên, xuống xe;

k) Gặp xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, hàng hóa nguy hiểm; đoàn người đi bộ;

l) Gặp xe ưu tiên;

m) Điều kiện trời mưa, gió, sương, khói, bụi, mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, vật liệu rơi vãi ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ;

n) Khu vực đang tổ chức kiểm soát giao thông đường bộ.

Như vậy, người điều khiển phương tiện vẫn phải quan sát, giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ sang đường ở cả những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.