Đ:ời đúng là bạc. Bác cả có 2 người con trai nhưng họ đều không chịu về quê. Bác ấy nhà đất rộng rãi, của cải để dành nhiều nhưng khi đau bệnh cũng chẳng có nổi một đứa con bên cạnh. Không khuyên được các anh, tôi lại phải thay thế vị trí của họ trong gia đình bác cả. Mọi chuyện từ giỗ chạp, đến sức khỏe 2 bác đau bệnh cũng đều do tôi lo liệu. Chiều qua, bác cả gọi điện về chia tài sản. Đến nơi, tôi bất ng;;ờ khi thấy nhà bác rất đông người. Gia đình 2 anh con bác cũng về. Sắc mặt ai cũng đang hầm hầm, cau có. Tôi vừa bước vào, một người anh đã lớn tiếng chửi tôi xả;;o trá. Bác cả thì mắ;;ng lại con trai và bảo tôi ký bằng được vào tờ di chúc. Hóa ra trong đó ghi toàn bộ tài sản…

Đời đúng là bạc. Lòng người khó đoán. Đã không có công cũng chẳng có tình mà cứ đòi hỏi quyền lợi và tài sản. Bác cả là anh trai ruột của bố tôi. Bác ấy có 2 người con trai nhưng họ đều không chịu về quê. Bác ấy than thở với bố tôi suốt, cứ khen bố tôi có phúc phận; về già được các con phụng dưỡng chu đáo. Bác ấy nhà đất rộng rãi, của cải để dành nhiều thì sao? Đến khi đau bệnh cũng chẳng có nổi một đứa con bên cạnh.

Thỉnh thoảng vào dịp lễ, các anh họ về quê, tôi lại khuyên một trong 2 người về đây sống với bố mẹ. Nhưng ai cũng từ chối. Họ nói ở quê buồn quá, họ không quen. Người thì bảo ở quê không thể phát triển được sự nghiệp, chỉ ở thành phố mới nhanh giàu có.

Không khuyên được các anh, tôi lại phải thay thế vị trí của họ trong gia đình bác cả. Mọi chuyện từ giỗ chạp, dọn dẹp vườn tược, di dời cây cảnh,… cứ việc nặng nhọc trong nhà bác ấy đều do tôi làm. Rồi vợ chồng bác đau bệnh cũng gọi điện nhờ tôi mua thuốc men hoặc đưa đến bệnh viện.

Mấy ngày trước, tôi nghe phong thanh chuyện bác cả muốn lập di chúc chia tài sản. Chuyện nhà bác ấy, tôi nghe tai này lọt tai kia chứ không quan tâm.

Bác cả đột nhiên gọi điện bảo tôi về dự họp gia đình, bác vừa đưa ra tờ di chúc thì cả nhà xáo trộn như "đĩa phải vôi" - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Chiều qua, bác cả gọi điện kêu tôi đến nhà bác một chuyến. Tưởng có chuyện gì gấp gáp nên tôi gác lại công việc để đến nhà bác ngay. Đến nơi, tôi bất ngờ khi thấy nhà bác rất đông người. Gia đình 2 anh họ của tôi cũng về.

Sắc mặt ai cũng hầm hầm, cau có. Tôi vừa bước vào, một người anh đã lớn tiếng chửi tôi xảo trá. Tôi còn chưa kịp hiểu chuyện gì? Bác cả mắng lại con trai và bảo tôi ký vào tờ di chúc.

Bác ấy nói sẽ giao hết tài sản, đất đai nhà cửa cho tôi. Tôi cũng là cháu trai của dòng họ, là người lo thờ cúng, hương hỏa ông bà gần 10 năm nay. Bao nhiêu điều cần dạy, bác ấy đã dạy hết cho tôi rồi. Sau này, khi vợ chồng bác mất hết thì căn nhà này sẽ thành nhà từ đường, do tôi đứng tên.

Cứ ngày giỗ, lễ, tôi sẽ là chủ nhà, lo chuyện cúng kính tổ tiên và mời khách khứa. Như vậy đồng nghĩa với việc 2 người con trai bác sẽ trở thành “khách” trong chính ngôi nhà của họ. Tôi sửng sốt trước những gì bác cả nói.

Các anh họ không đồng ý nên nhôn nhao, kẻ mắng người bàn bạc. Ý bác cả đã quyết nên ông ép tôi ký vào tờ di chúc. Ông nói rằng chỉ có tôi là người chịu ở lại quê, lo chuyện giữ gìn nhà cửa dòng họ, rồi chịu khó học từng nghi thức cúng kính. Còn các anh họ chỉ mải lo kiếm tiền, bỏ qua những giá trị cốt lõi của con người.

Bị bố mắng, các anh im lặng hết. Tôi ký tên rồi nhưng vẫn không yên ổn. Bố mẹ tôi bảo tôi nên từ chối, nhận nhà đất đồng nghĩa với trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng vợ chồng bác cả. Điều này thì tôi không lo. Cái tôi lo là có khi nào các anh họ sẽ không về quê nữa không?