Cách lau dọn bàn thờ
Cuối năm tục lau dọn bàn thờ bao sái bàn thờ là một tục lệ quen thuộc của người dân Việt Nam chúng ta. Đồng thời, trước khi lau dọn bàn thờ, gia chủ phải thắp 5 nén tâm hương và 5 chén nước xin được lau dọn ban án thờ.
Việc đầu tiên phải làm là bao sái bát hương (nếu nhà không có ngai thờ gia tiên), phải lau mặt nhật nguyệt của bát hương đầu tiên. Lau bát hương trước rồi mới lau đến các đồ thờ khác. Cần dùng khăn mềm để lau dọn, tránh làm xước hoặc bay màu sơn nhất là với các bức tượng trên bàn thờ.
Đối với các ngai thờ gia tiên hoặc bài vị thờ gia tiên bằng gỗ, lọ hoa sen gỗ, lục bình gỗ, bàn thờ gỗ,… tránh dùng rượu gừng, cồn hoá học, rượu nồng độ cao lau rửa vì sẽ làm hỏng vecni hoặc màu sơn son, thếp vàng.
Đối với các bức tượng bằng đồng, không dùng cồn, hoặc hóa chất để lau, tránh cho đồng khỏi bị oxy hóa, han gỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
Sau khi đã làm sạch bụi bẩn các đồ thờ, gia chủ cần thay nước các bình hoa, thay nước cúng.
Tiếp đến gia chủ thực hiện rút tỉa chân hương, không nên để chân hương lưu cữ nhiều năm. Vì chân hương nhiều gây bụi và có nguy cơ gây hỏa hoạn. Chân hương sau khi rút sẽ mang đi hóa tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây sân vườn nhà, tuyệt đối không vứt ra rác.
Sau khi lau dọn xong, thắp 3 nén hương và mời tổ tiên, thần linh về quy tụ.
Trong khi lau dọn bàn thờ cuối năm bạn cần dùng nước ấm, sạch. Gia chủ hãy chuẩn bị nước ngũ vị hương và rượu đã ngâm gừng. Nước ngũ vị hương được đun từ 5 loại, trong đó hồi khô và quế khô là 2 vị cố định, kèm thêm 3 loại lá thơm tùy mùa, tùy vùng miền như: xả, hương nhu, trầu không, lá bưởi, gỗ vang, lá nếp thơm, lá mùi thơm…