Củ khoai mì có tác dụng gì?

Củ khoai mì chứa nhiều thành phần đem lại lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại củ này cũng có thể gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe con người nếu không biết cách chế biến, đặc biệt là khi ăn sống hoặc ăn quá nhiều.
Thành phần dinh dưỡng trong khoai mì

Khoai mì là loại củ rất giàu carbohydrate. Cứ 100g khoai mì luộc lại chứa 112 calo. 98% lượng calo này được tạo ra từ carbohydrate, lượng calo còn lại là đến từ lượng nhỏ chất béo và protein.

Bên cạnh đó, khoai mì còn cung cấp cho cơ thể con người hàm lượng chất xơ, khoáng chất và một số vitamin cần thiết.

Trong 100g khoai mì luộc chứa các chất dinh dưỡng cụ thể như sau:

27g Carbohydrate

1g Chất xơ
Vitamin B1: 20% nhu cầu cơ thể/ngày
Phốt pho: 5% nhu cầu cơ thể/ngày
Canxi: 2% nhu cầu cơ thể/ngày
Vitamin B2: 2% nhu cầu cơ thể/ngày
Sắt, vitamin B3, vitamin C.>
Tác dụng của củ khoai mì

Khoai mì mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể và hỗ trợ ngăn ngừa một số căn bệnh thường gặp như:

Điều trị tiêu chảy

Theo nội dung trên website Nhà thuốc Long Châu được kiểm duyệt bởi Dược sĩ Đại học Trần Huỳnh Minh Nhật, khoai mì hỗ trợ cải thiện đường ruột và ngăn ngừa tiêu chảy.

Trong khoai mì chứa hoạt chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy và đau bụng. Hơn nữa, chúng còn hỗ trợ đào thải độc tố, ổn định hệ đường ruột và giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.

Giảm đau đầu

Trong khoai mì chứa thành phần vitamin B2, hoạt chất riboflavin chức năng cải thiện các cơn đau nửa đầu, đau đầu hiệu quả. Bên cạnh đó, lượng vitamin A trong loại củ này còn giúp sáng mắt và ngăn nếp nhăn.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên lạm dụng khoai mì vì có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc cấp tính. Hãy sử dụng khoai mì với lượng vừa phải để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.

Củ khoai mì giúp giảm đau đầu, điều trị tiêu chảy... (Ảnh minh hoạ: Pixabay)>
Củ khoai mì giúp giảm đau đầu, điều trị tiêu chảy… (Ảnh minh hoạ: Pixabay)>
Cải thiện thị lực

Một trong những lợi ích lớn khác mà củ khoai mì đem lại là bảo vệ sức khỏe mắt. Ăn khoai mì cung cấp đầy đủ vitamin A và khoáng chất cần thiết để tăng cường thị lực, ngăn ngừa thị lực kém khi về già.

Chữa lành vết thương

Thân cây, lá và rễ khoai mì đều có lợi trong việc điều trị, ngăn ngừa vết thương bị nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình lành nhanh hơn.

Giảm sốt

Luộc khoai mì cùng với lá hoặc sắc thành nước uống để giảm sốt.

Cải thiện tiêu hóa

Chất xơ không hòa tan trong khoai mì giúp cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách hấp thụ chất độc lắng đọng trong ruột cũng như giảm tình trạng viêm nếu có trong đường tiêu hóa.
Nghiên cứu được đăng trên chuyên san The International Journal of Food Sciences & Nutrition cho thấy, hàm lượng chất xơ từ củ khoai mì ngăn ngừa sự xuất hiện của các vấn đề về đường tiêu hóa.

Tăng cường năng lượng

Theo trang Boldsky, khoai mì giàu carbohydrate cải thiện chức năng não và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra, khoai mì còn có lợi cho sức khỏe thần kinh, giảm huyết áp và các bệnh về loãng xương. Protein trong củ duy trì sức khỏe cơ bắp và nuôi dưỡng các mô.

Những người không nên ăn củ khoai mì 

Theo bài viết trên website Bệnh viện đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân, để phòng tránh tối đa những nguy cơ rủi ro sức khỏe, những người này không nên ăn khoai mì:

Mẹ bầu muốn ăn khoai mì cần chế biến kỹ trước khi ăn và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Tuyệt đối không được ăn thực phẩm sống.
Đối với trẻ em, đây là nhóm có hệ tiêu hóa còn non yếu chưa hoàn thiện. Vì thế, nếu bổ sung khoai mì có thể gây tổn thương cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí gây ngộ độc.>
Như vậy có thể thấy rằng, khoai mì là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng nhưng có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe không đáng có nếu bổ sung không đúng cách

div[data-widget-id=”1706822″] { min-height: 300px; }