Cây thóc lép chữa bệnh gì? Tìm hiểu công dụng và cách dùng

Cây thóc lép là một loại cây mọc hoang dại ở nhiều nơi. Cây thóc lép đặc biệt bởi nó có thể dùng làm thuốc điều trị bệnh rất tốt. Cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về cây thóc lép có tác dụng gì ngay trong bài viết sau đây.

 

1. Đặc điểm của cây thóc lép

Tên khác thường gọi: Cây thóc lép hay còn gọi là Cỏ Cháy hoặc cây Bài Ngài. Chúng có tên khoa học: Desmodium gangeticum (L.) DC. Thuộc họ: Fabaceae (Thuộc họ Ðậu).

Nhận diện cây thóc lép bằng các đặc tính sau đây:

  • Cây bụi cao từ 1 đến 1,5m.
  • Cành con có hình dáng mỏng, vươn dài, phần trước có lông và phần sau nhãn.
  • Lá chét hình trái xoan, ở gốc có hình tim hoặc hơi tròn. Phần chóp mỏng, có lông mịn ở mặt trên chóp, phía dưới chóp có nhiều lông mọc rạp xuống, chóp có hình tù và nhọn. Lá kèm khá nhọn.
  • Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ xếp thành từng đôi một. Cụm hoa này thường mọc ở nách hay ngọn, có lông và thưa dài khoảng 12 đến 13 cm. Cây thóc lép thường ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 trong năm.
  • Quả hơi hình cung, cong, có lông nhưng không cuống. Quả được chia thành 7-8 đốt, mỗi đốt chỉ chứa 1 hạt, phần đốt có một cạnh khum tròn và một cạnh thẳng. Quả thường có từ tháng 10 đến tháng 11.
  • Thành phần hóa học: Hạt chứa tinh dầu và nhiều chất quý như các flavonoid, alcaloid, gangetin và methyl cholest – 5 – en – 3.

Khu vực phân bố: Cây thóc lép mọc hoang dại ở các vùng đồi núi thuộc hầu hết các tỉnh miền núi của nước ta. Cây thường mọc ven đường, trên các bãi cỏ.

2. Cách thu hái và chế biến thóc hạt lép

Bộ phận dùng để chế biến: Hầu hết các bộ phận của thóc hạt lép đều có thể chế biến được bao gồm: Thân, lá, rễ và hạt. Rễ có thể thu hái quanh năm, dùng được khi còn tươi hoặc có thể phơi khô để dùng dần.

Cách chế biến và thu hái: Phần rễ được thu hái quanh năm. Nên đào cả gốc và rũ sạch hết đất cát sau đó cắt lấy rễ, rửa sạch, cắt mỏng và đem đi phơi khô.

3. Cây thóc lép có tác dụng gì?

Cây thóc lép có vị chát và tính bình. Những tác dụng dược lý của cây thóc lép có thể kể đến như:

Tác dụng lợi tiểu nhờ lấy dịch ngâm từ lá của thóc lép. Bên cạnh đó, cây thóc lép cũng tham gia giúp ức chế cơ quan sinh dục đực ở chuột. Một thí nghiệm được thực hiện trên chuột cống trắng đực cho thấy: Khi tiêm thành phần gangetin được chiết từ thóc lép trong 30 ngày liên tiếp có thể làm giảm tần số giao phối của chuột. Ngoài ra, các cơ quan phụ dục khác như tuyến tiền liệt, ống dẫn tinh hay mào tinh cũng từ đó mà giảm trọng lượng.

Phần thân của thóc lép có thể được dùng để giảm đau, cầm máu, sát khuẩn và tiêu viêm. Không dừng lại ở đó, loài cây này còn giúp chữa phù thũng, có tác dụng thanh nhiệt, khử phong, trừ thấp, chỉ huyết và ngăn suyễn.
Ở Trung Quốc, thân lá thóc lép được dùng phổ biến để trị tổn thương sau khi bị ngã. Bên cạnh đó, nó được dùng để ngăn tử cung bị tụt xuống hay bế kinh. Phần hạt có thể trị bệnh đau lưng. Ngoài ra, thóc lép lùng để trị ngứa sần và viêm da thần kinh cũng rất hiệu quả.

4. Cây thóc lép chữa bệnh gì?

Cây thóc lép có thể chữa rất nhiều bệnh như phù nề, tích nước bên trong cơ thể, chữ khô cổ và giải nhiệt. Nó có tác dụng tăng cường trí nhớ và bảo vệ tim mạch.

Rễ cây dùng chủ yếu trong việc giúp giảm đau xương khớp. Rễ sắc ống còn điều trị sỏi thận và mật. Ngoài ra, khi bị rắn cắn, ta có thể giã cây thóc lép làm nước để uống hoặc đắp vào vết thương. Ở các nước như Ấn Độ, người ta điều chế cây thóc lép chữa các bệnh như ỉa chảy, sốt, ho,…

 

5. cách dùng, liều dùng từ cây thóc lép

Một số bài thuốc từ cây thóc lép chữa bệnh như sau:

– Chữa phù thũng: Cho vào 12g rễ thóc lép, 8g lá cối xay và 300ml nước. Đun sôi trong vòng 30 phút. Uống 3 lần trong ngày.

– Chữa vết lở loét: Cho vào 30g rễ thóc lép và 200ml nước. Đun sôi trong vòng 15 phút. Dùng nước đó để rửa vết loét hoặc vết thương.

– Điều trị phù nề: Cho vào 10g rễ thóc lép, 10g lá cối xay, 5g râu ngô. Đun sôi và uống hằng ngày.

– Tăng cường trí nhớ và bảo vệ tim: Hãm 20g toàn thân cây thóc lép để uống hàng ngày.
– Chưa đau nhức xương khớp: Ngâm rễ thóc lép làm rượu uống. Ngoài ra, có thể cho 15g rễ cây khô vào 600ml nước. Đun sôi, dùng uống hàng ngày.

– Trị rắn cắn: Rửa vết thương, lấy 1 lượng vừa đủ khoảng 20g rễ thóc lép tươi nhai nuốt nước và dùng bã đắp lên vết thương. Mỗi ngày dùng 2 lần.

Ngoài ra, rễ cây thóc lép còn được dùng chữa ỉa chảy, sốt mãn tính và bò cạp đốt.

Tuy có tác dụng dược lý rất tốt nhưng nam giới trong độ tuổi sinh sản không nên dùng vị thuốc này. Bởi nó có tác dụng phụ gây giảm sinh lý ở nam giới, giảm kích thước tinh hoàn và giảm lượng tinh trùng có thể dẫn tới vô sinh nếu dùng trong thời gian dài.

Hiện nay, thuốc đông dược không uy tín được bán tràn lan trên thị trường. Vì thế, cần tìm hiểu rõ nguồn gốc trước khi mua và mua ở những nơi có uy tín. Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về công dụng đa dạng mà cây thóc lép mang lại. Khi sử dụng cần chú ý liều lượng và đọc kỹ hướng dẫn chế biến cũng như tác dụng phụ của cây.

div[data-widget-id=”1706822″] { min-height: 300px; }