Các tác dụng của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cầu tươi

Nấm ngọc cẩu là 1 loại thực phẩm được nhiều người quan tâm. Sau đây là một vài thông tin chia sẻ giúp cho bạn đọc hiểu và nắm rõ hơn nấm ngọc cẩu có tác dụng gì?

1. Đặc điểm chính của nấm ngọc cẩu

 

Nấm ngọc cẩu là 1 loại thực vật sống lâu năm thường ký sinh trên thân gỗ lớn nên sẽ được phát hiện ở các thân cây tán rộng. Mặc dù được gọi là nấm nhưng nấm ngọc cẩu thực sự không phải là một loại nấm chỉ là hình dạng cấu tạo có phần giống cây nấm nên được gọi tên như vậy.

1.1 Phân loại nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu có nhiều hình thái khác nhau nên được phân thành 2 nhóm chính dựa vào hình dáng bên ngoài và màu sắc của phần ruột nằm bên trong.

Đặc điểm hình dạng nhìn được qua mắt thường:

Nấm thuộc giống cái: Nấm giống cái thường có thân bé nhưng bông to và ít hương thơm.

Nấm thuốc giống đực: Nấm giống đực có chiều dài lớn hơn nấm cái thường chiều dài đó trong khoảng 10 – 15 cm. Khi quan sát từ ngoài màu sắc nấm đực thường là đỏ hoặc tím. Đặc biệt có thể phân biệt vì mùi hương phát ra từ nấm được nhiều hơn nấm cái.

Màu sắc bên trong ruột nấm:

Ruột có màu vàng: Phần ruột bên trong của nấm có màu vàng thường sẽ tỏa ra mùi thơm.

Ruột có màu đỏ hay tím: nấm ruột màu đỏ hoặc hơi ngả sang màu tím có đường kính nhỏ hơn nấm ruột vàng

1.2 Vị trí sinh trưởng của nấm ngọc cẩu được phát hiện

Nấm ngọc cẩu thường phát triển ở vùng khí hậu ẩm. Đặc biệt là nấm ngọc cẩu có tuổi thọ lâu năm nên sẽ xuất hiện ở độ cao trên 1500 mét. Do vậy, nấm được tìm thấy ở những khu vực núi cao của việt Nam. Một số tỉnh thành được xác định có sự xuất hiện của nấm ngọc cẩu là:

Ba Vì;

Cao Bằng;

Dãy Hoàng Liên Sơn;

Hòa Bình;

Lào Cai;

Sa Pa;

Sơn La;

Tam Đảo;

Yên Bái.

Ngoài những khu vực nêu trên, nấm ngọc cẩu còn xuất hiện ở một số vùng khác có đặc điểm khí hậu tương tự. Tuy nhiên, để sinh trưởng và nhân rộng thì điều kiện khí hậu môi trường ở những tỉnh thành được nêu là nơi được nhận định thuận lợi giúp nấm ngọc cẩu phát triển tốt nhất.

 

1.3 Thu hoạch sử dụng và bảo quản nấm ngọc cẩu

Thu hoạch và sử dụng nấm ngọc cẩu cần nắm rõ đặc điểm sinh trưởng lẫn cách dùng các bộ phận của loài thực vật này. Các loại thực vật làm thuốc thường dùng thân rễ hay hoa, lá… Với nấm ngọc cẩu mọi bộ phận đều được sử dụng để làm thuốc được.

Khi thu hoạch sử dụng, nấm ngọc cẩu cần đảm bảo đã trưởng thành và có kích thước nhất định. Thời điểm cuối năm vào những tháng 9 tới 12 là lúc cây nấm phát triển tốt nhất đạt tới kích thước chuẩn. Sau tháng 12 hàng năm, những cây nấm có thể vượt qua khí hậu lạnh sẽ chìm xuống đất và tiếp tục phát triển khi khí hậu dễ chịu hơn.

Nấm ngọc cẩu cũng giống các loại nấm thông thường ở đặc điểm mọc thành chùm. Do đó, khi thu hoạch nấm cần thực hiện làm sạch rồi phân loại theo mục đích sử dụng để bảo quản nấm tươi hay phơi khô. Nấm ngọc cẩu khô có thể được sấy nguyên củ hoặc thái lát mỏng rồi sấy khô.

Nấm thời hạn dùng thường ngắn nên cần được cân nhắc. Với nấm khô cần đựng trong túi nilon kín tránh mốc hay vi khuẩn tấn công. Đặc biệt là vùng khí hậu ẩm càng cần bảo quản nấm cẩn thận.

2. Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu khi sử dụng có vị chát nhưng hơi ngọt. Tác dụng của nấm ngọc cẩu trong đông y ghi lại bao gồm:

Bổ tỳ cung cấp dưỡng chất cho thận;

Tăng cường chức năng sinh lý nam;

Bổ máu;

Giảm đau;

Lưu thông khí huyết;

Bồi bổ cho cơ thể suy nhược;

Cường dương.

Có thể dùng nấm ngọc cẩu trong các trường hợp như:

Điều trị đau nhức xương khớp;

Điều trị liệt dương;

Điều trị rối loạn cương dương;

Điều trị xuất tinh sớm;

Điều trị yếu sinh lý;

Điều trị trí nhớ suy giảm;

Bồi bổ nâng cao sức khỏe.

Với phụ nữ, nấm ngọc cẩu có thể sử dụng để làm đẹp, giúp cải thiện một số bệnh lý sau khi sinh hay bệnh lý da như:

Cải thiện tình trạng thiếu máu;

Nâng cao sức khỏe cho sản phụ sau sinh;

Giảm tàn nhang;

Điều trị nám.

3. Một số bài thuốc sử dụng nấm ngọc cẩu

 

Nấm ngọc cẩu hiện tại được dùng khá phổ biến trong đông y. Một số bài thuốc từ nấm ngọc cẩu có thể dùng uống hoặc ăn để cải thiện sức khỏe:

3.1 Tăng cường chức năng sinh lý

Bài thuốc cho bệnh nhân yếu sinh lý có thể sử dụng ngâm rượu hay sắc uống. Với người bệnh muốn ngâm rượu nấm ngọc cẩu có thể sử dụng nấm tươi ngâm với rượu hoặc kết hợp nấm khô cùng các vị thuốc như nhục thung dung, thịt dê…

Khi dùng nấm ngọc cẩu nên có thêm mật ong đi kèm để dễ uống do vị của nấm ngọc cẩu hơi chát. Thêm vào đó mật ong cũng là một thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp tăng hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ nhu động ruột.

3.2 Giảm nhức mỏi xương khớp cải thiện sức khỏe thận

Xương khớp nhức mỏi hay thận suy có thể tham khảo bài thuốc bao gồm:

16 gam nấm ngọc cẩu;

16 gam hoàng bá;

16 gam hủ trường;

16 gam quy bản;

16 gam mộc miên;

16 gam ngưu tất;

8 gam đương quy;

8 gam địa hoàng;

rượu trắng.

Nấm ngọc cẩu cùng các vị thuốc sẽ được sử dụng tạo ra viên hoàn. Do đó người thực hiện cần nghiền mịn thuốc sau đó hòa vào rượu trắng đã chuẩn bị. Lượng rượu có thể thay đổi để đảm bảo các thành phần có thể viên thành các viên hoàn có trọng lượng 10 gam. Sau khi viên sau cần bảo quản kín và sử dụng 2 viên mỗi ngày.

3.3 Cải thiện nhu động ruột đặc biệt là người lớn tuổi

Người lớn tuổi cần trị táo bón hoặc nhuận tràng có thể dùng nấm ngọc cẩu sắc cùng nhục thung dung và mật ong lấy nước uống. Bài thuốc này sẽ cần 100 gam nấm ngọc cẩu, 100 gam nhục thung dung và 250 gam mật ong. Đầu tiên sắc nấm ngọc cẩu cùng nhục thung dung sau đó cô đặc thành cao rồi mới trộn mật ong vào. Thuốc sau khi sắc có thể dùng thời gian dài nên cần đựng vào lọ thủy tinh để bảo quản tốt hơn.

Ngoài ra có thể sắc nấm ngọc cẩu uống cùng các dược liệu với định lượng sau:

15 gam nấm ngọc cẩu;

10 gam chỉ xác;

10 gam ngưu tất;

12 gam vừng đen;

12 gam vừng vàng.

Các nguyên liệu sau khi được sắc thuốc sẽ cô lại lấy nước uống. Với thuốc sắc người bệnh chỉ dùng trong ngày nên định lượng sẽ ít hơn với cách nấu cao ở trên.

3.4 Cải thiện khí hư ở phụ nữ

Điều trị khí hư ra nhiều hay vấn đề do khí hư ở phụ nữ nên dùng nấm ngọc cẩu sắc cùng một số vị thuốc bổ tốt cho cơ thể nữ. Sau đây là 2 bài thuốc tham khảo để điều trị khí hư ra nhiều:

3 gam hồng trà, 3 gam đảng sâm, 3 gam hoài sơn, 5 gam nấm ngọc cẩu, 2 gam phúc bồn tử.

5 gam nấm ngọc cẩu, 3 gam nhục thung dung, 3 gam hồng trà, 3 gam tang phiêu phiêu, 3 gam long cốt, 3 gam phục linh.

3.5 Nâng cao sức khỏe cho sản phụ sau sinh

Sau sinh, sức khỏe sản phụ cần được phục hồi. Đặc biệt là đau mỏi chân tay và vùng lưng có thể giảm dần nếu sử dụng nấm ngọc cẩu đúng cách. Thông thường, sản phụ nên dùng nấm ngọc cẩu khô vì dễ bảo quản nhưng nấm tươi cũng có thể áp dụng kết hợp cùng rượu nắng có nồng độ cao.

Nấm ngọc cẩu 1kg sẽ ngầm với 4 – 5 lít rượu trắng. Cần ủ rượu trong 30 ngày ở nơi thoáng mát. Mỗi ngày uống 2 lần mỗi lần 20ml rượu ngâm. Để hiệu quả như mong muốn cần sử dụng trước khi ăn.

3.5 Cải thiện sức khỏe da tránh bệnh lý da đồng thời cân bằng nội tiết tố

Phụ nữ muốn dưỡng nhan và cải thiện nội tiết tố có thể sử dụng nấm ngọc cẩu khô hãm lấy nước uống. Mỗi ngày nên hãm 50 gam và duy trì sử dụng lâu dài để thấy hiệu quả.

4. Một vài lưu ý khi sử dụng nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu là vị thuốc đông y có các công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên mỗi vị thuốc tốt cũng luôn đi kèm với phản ứng phụ không mong muốn. Đặc biệt là thảo dược có thể tiềm ẩn độc tố khi sử dụng thời gian dài. Do vậy, một số đối tượng cần tránh sử dụng nấm ngọc cẩu gồm:

Bệnh nhân cao huyết áp;

Bệnh lý tại đường tiêu hóa;

Bệnh nhân ung thư đang làm xạ trị;

Bệnh nhân suy yếu gan thận;

Người bệnh dị ứng nấm ngọc cẩu.

Nấm ngọc cẩu là vị thuốc quý có giá thành khá cao, đặc biệt là nấm khô. Người dùng cần lưu ý kiểm tra kỹ sản phẩm trước khi sử dụng để tránh mua nhầm nấm giả hay nấm kém chất lượng.

Tác dụng của nấm ngọc cẩu thường được biết đến là cải thiện chức năng sinh lý nam. Tuy nhiên phụ nữ , người cao tuổi và sản phụ sau sinh cũng có thể sử dụng sản phẩm này. Để hiệu quả của thảo dược đạt như mong đợi, người dùng nên tìm hiểu rõ nấm ngọc cẩu có tác dụng gì với tình trạng thực bản thân và trao đổi cùng bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng đúng cách.