Bạn trai chỉ viết tên anh lên giấy tờ nhà

Bố mẹ đã cho tôi 1,7 tỷ để mua nhà, trong khi gia đình bạn trai chỉ góp 700 triệu nhưng họ lại nhất quyết chỉ để anh đứng tên nhà.

Tôi và bạn trai trong một bữa tiệc của người bạn chung. Sự hài hước và chu đáo của anh khiến tôi nhanh chóng bị “hớp hồn” và đem lòng yêu.

 

Gia cảnh của tôi khá tốt, bố mẹ luôn ủng hộ và tôn trọng mọi quyết định của tôi. Còn điều kiện nhà anh chỉ ở mức trung bình, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì tới tình yêu của chúng tôi cả. Sau 2 năm yêu nhau, chúng tôi bàn chuyện hôn nhân.

Khi quyết định kết hôn, việc mua nhà đương nhiên trở thành ưu tiên hàng đầu vì chúng tôi xác định phải có nhà để ổn định cuộc sống trước. Sau khi bố mẹ tôi biết dự định này, họ đã hào phóng cho 1,7 tỷ để góp vào mua nhà. Bố mẹ bạn trai cũng cho 700 triệu. Cứ như thế, chúng tôi đã mua được căn nhà trước cưới như ý nguyện.

Tuy nhiên, khi ký vào giấy tờ bất động sản, tôi bị sốc khi biết bạn trai và bố mẹ anh nhất quyết chỉ viết tên anh trên giấy tờ nhà. Điều này khiến tôi rất ngạc nhiên và bối rối.

– Tại sao anh chỉ viết tên anh lên giấy tờ nhà? Bố mẹ em đã trả phần lớn tiền nhà mà?

 

Tôi khó hiểu hỏi. Anh có chút xấu hổ nói:

– Đây là phong tục ở quê nhà anh, chỉ có đàn ông mới được phép đứng tên nhà.

Tôi bị sốc khi biết bạn trai và bố mẹ anh nhất quyết chỉ viết tên anh trên giấy tờ nhà. (Ảnh minh họa)

 

Tôi quay sang mẹ anh, mong nhận được câu giải thích hợp lý hơn. Nhưng không ngờ, mẹ anh lại lạnh lùng nói:

– Con có thái độ này là sao? Con có thể gả vào nhà chúng ta là phúc đức mấy đời đấy. Con trai mẹ cao to, đẹp trai lại có công việc tốt, con nên cảm kích mới đúng. Mà giấy tờ nhà đứng tên ai mà chẳng được, đằng nào mà chẳng ở chung. 

Tôi cứng đờ người, đầy thất vọng và đau đớn. Tiền đã đưa hết cho người môi giới rồi, hợp đồng mua bán anh đã ký tên xong. Vì thế, tôi yêu cầu gia đình bạn trai trả lại 1,7 tỷ và quyết định không kết hôn nữa.

Tôi không thể chịu đựng được sự bất bình đẳng và thiếu tôn trọng này. Bây giờ chưa cưới đã như vậy, lúc kết hôn rồi tôi không biết mình sẽ sống như thế nào nữa.

Nhưng, họ lại trơ trẽn không chịu trả lại tiền. Cuối cùng, tôi quyết định đưa vụ việc này ra tòa. Sau khi xét xử, tòa án ra phán quyết gia đình anh phải trả lại cho tôi 1,7 tỷ.

Sau một tháng ròng rã, tiền mới về tay. Lúc cầm tiền trên tay, tôi mỉm cười nói với gia đình anh:

 

– Cảm ơn vì đã cho em hiểu thế nào là sự tôn trọng và bình đẳng thực sự. 1,7 tỷ này là bài học quý giá nhất mà em từng mua được. 

Lúc lấy lại được tiền, tôi cảm ơn bạn trai và gia đình anh đã cho tôi một bài học đắt giá. (Ảnh minh họa)

Ngày hôm đó, mối quan hệ của tôi và bạn trai cũng chính thức kết thúc. Tôi trả lại 1,7 tỷ cho bố mẹ và nói lời xin lỗi:

– Bố mẹ ơi, con đã làm bố mẹ thất vọng rồi. Con xin lỗi vì đã làm bố mẹ buồn phiền, lo lắng.

 

Bố mẹ nhẹ nhàng an ủi: 

– Cứ coi đây là một bài học đi con, bố mẹ sẽ luôn ủng hộ con. Hạnh phúc của con mới là điều quan trọng nhất. Con cần phải nhớ rằng, con là cá nhân độc lập và con có quyền lựa chọn vì hạnh phúc của riêng mình. Bố mẹ rất tự hào vì con có dũng khí đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình.

Kể từ giây phút đó, tôi bắt đầu cuộc sống mới của mình. Mặc dù việc chia tay với người mình sắp cưới khiến tôi tổn thương, đau đớn nhưng trải nghiệm đó đã dạy tôi cách lựa chọn giữa tình yêu và lòng tự trọng.

Tôi nhận ra rằng tình yêu đích thực phải dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau.

Ngày tháng trôi qua, tôi dần dần thoát ra khỏi cái bóng của quá khứ. Tôi trở lại với công việc và tập trung xây dựng sự nghiệp.

Và, trong thâm tâm tôi càng trân trọng, biết ơn bố mẹ hơn. Sự ủng hộ và dạy dỗ của bố mẹ đã trở thành tài sản quý giá nhất trong cuộc đời tôi. Tôi dành nhiều thời gian hơn cho bố mẹ, cả nhà 3 người thường cùng nhau đi du lịch và cùng nhau tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống. Còn tình yêu à, tin rằng một ngày nào đó nó sẽ lại đến với tôi thôi.