Bảo hiểm xe máy 10 nghìn và bảo hiểm xe máy 60 nghìn có khác gì nhau, mua loại nào không bị CSGT phạt?

Bảo hiểm xe máy 10 nghìn vào bảo hiểm xe máy 60 nghìn khác gì nhau?

Bảo hiểm xe máy hiện nay thường được bán với những giá khác nhau. Có loại bảo hiểm xe máy được rao bán 10-20 nghìn đồng. Có loại bảo hiểm 50-65 nghìn đồng.

Thực chất hai loại này thường khác nhau về tính chất bảo hiểm nên giá tiền khác nhau. 

Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự có giá từ khoảng 55-65.000 đồng tùy theo dung tích xe. Loại bảo hiểm này chủ xe phải mua để đảm bảo khi gây ra tai nạn cho bên thứ ba thì có khoản tiền bảo hiểm bồi thường cho bên tuhws ba.

Còn bảo hiểm 10-20 nghìn đồng thường sẽ là bảo hiểm tự nguyện mua để không may tai nạn thì số tiền bảo hiểm sẽ chi trả cho chủ xe, người ngồi trên xe đó.

Trên cùng 1 phiếu bảo hiểm có 2 hạng mục khác nhau người dân cần chú ý mua đúng

Trên cùng 1 phiếu bảo hiểm có 2 hạng mục khác nhau người dân cần chú ý mua đúng

Hai loại bảo hiểm này có giá trị và ý nghĩa khác nhau. Trên mỗi tờ bảo hiểm cũng thường có hai hạng mục này, một mặt ghi bảo hiểm bắt buộc, một mặt ghi bảo hiểm tự nguyện. Thế nên nhiều người khi đi mua vì tinh thần đối phó nên thấy cứ rẻ thì mua mà không biết rằng nếu người bán chỉ bán phần bảo hiểm tự nguyện, thì khi xuất trình cho CSGT kiểm tra, phần bên bảo hiểm bắt buộc không có thông tin mua thì người đi xe vẫn bị phạt.

Người dân mua loại bảo hiểm xe máy nào để không bị CSGT xử phạt hay phải mua cả 2?

Hiện nay Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/ QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là giấy tờ phải có khi tham gia giao thông. Khoản 1 Điều 56 của Luật này quy định về điều kiện khi tham gia giao thông như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

Mua bảo hiểm tự nguyện 10 nghìn mà không có bảo hiểm bắt buộc sẽ vẫn bị phạt

Mua bảo hiểm tự nguyện 10 nghìn mà không có bảo hiểm bắt buộc sẽ vẫn bị phạt

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Như vậy người dân muốn đảm bảo theo yêu cầu của luật thì cần phải có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tự nguyện có hay không chỉ là do nhu cầu người dân còn luật không đòi hỏi. Do đó chỉ cần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm là không bị CSGT xử phạt. 

Xử phạt thế nào khi thiếu bảo hiểm xe máy bắt buộc?

Khoản 2 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã chính thức có hiệu lực quy định xử phạt liên quan tới bảo hiểm xe máy bắt buộc như sau: 

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Do đó người dân đi xe máy mà mua bảo hiểm tự nguyện loại 10-20 nghìn đồng mà không mua bảo hiểm bắt buộc thì sẽ bị CSGT xử phạt. Người dân cần chú ý bảo hiểm tự nguyện không thể thay thế cho bảo hiểm bắt buộc.