Chồng chỉ đưa 3 triệu chi tiêu cho 5 người trong 1 tháng còn d::ọa: “Cô mà giấu quỹ đen là tôi tố::::ng thẳng về nơi sản xuất” và phản ứng không ngờ của người vợ

“Thật chứ em nghe hắn nói mà nghẹn đắng cổ, không sao nuốt nổi miếng cơm trong miệng. Không nhịn được hơn, kể cả bố mẹ chồng ngồi ngay đó em cũng buông bát đũa nói luôn…”, cô vợ chia sẻ.

Sống cùng nhà vợ suốt 3 năm, đến khi muốn ra ở riêng, mẹ vợ nói một câu khiến tôi sốc nặng

Sở dĩ nhiều chị em than thở hôn nhân giống như mồ chôn tình yêu bởi cuộc sống gia đình có muôn vàn thứ phải lo. Trong đó nặng gánh nhất vẫn là áp lực kinh tế. Có điều phụ nữ không sợ nghèo, chỉ sợ người đàn ông cùng mình đầu gối tay ấp không biết thương yêu, san sẻ với vợ. Giống như anh chồng trong câu chuyện của người vợ mới tâm sự dưới đây hẳn sẽ khiến nhiều chị em ám ảnh.

“Có ai giống em, lấy chồng gia trưởng, keo kẹt cảm giác hôn nhân như địa ngục không? Không phải vì con, chắc em tự giải phóng mình lâu rồi.

Chồng em là con 1, sau cưới chúng em ở chung với bố mẹ anh. Không mất tiền nhà nhưng toàn bộ tiền ăn uống sinh hoạt chúng em phải lo vì ông bà làm nông, không có lương.

Chồng em làm quản lý nhân sự cho 1 doanh nghiệp tư nhân lương tháng 15 triệu. Em làm bên khối du lịch, thu nhập bình cũng tầm tầm như hắn. Vậy nhưng từ ngày cưới, chẳng bao giờ hắn đưa lương cho vợ. Mỗi tháng nhận lương, hắn chỉ đưa em 3 triệu, còn lại em tự lo. Hắn bảo em cũng đi làm có lương, việc gì phải ngóng đợi tiền chồng.

Chồng đưa 3 triệu chi tiêu cho 5 người trong 1 tháng còn dọa: Vợ như cái áo rách sẽ thay, cam chịu mãi cuối cùng cô cũng bật ngược trước mặt bố mẹ chồng-1

Ảnh minh họa

Thật sự sống với hắn, em cảm giác như kiểu góp gạo nấu cơm chung. Hắn chia rõ, 3 triệu thì 1 triệu rưỡi bỉm sữa nuôi con, 1 triệu là thức ăn cho bố mẹ hắn. Còn hắn ngày ăn 1 bữa ở nhà chỉ 500k là còn thừa.

Thời gian đầu sau cưới, em đi làm thì còn đỡ. Chuyện hắn đưa có ngần ấy tiền, tuy em ấm ức nhưng bản thân vẫn cố “tải được” cả nhà, có điều cứ tiền nhận tháng nào, hết sạch tháng đó.

Cưới được hơn 2 năm thì em sinh bé đầu lòng. Con em có chút vấn đề về hệ hô hấp nên hay ốm, mà công việc của em cứ phải đi suốt nên em phải xin nghỉ không lương thêm vài tháng. Em tính đợi con được 1 tuổi mới đi làm trở lại. Em bàn với hắn như thế, hắn đồng ý mà tiền lại chẳng đưa thêm. Tháng vẫn 3 triệu y nguyên không nhúc nhích. Thi thoảng con ốm vào viện, thiếu tiền, em bảo đưa thêm hắn lại cằn nhằn bảo em tiêu như phá mả.

Cũng may em gần nhà ngoại, thi thoảng mẹ em sang chơi mà thấy con, cháu nheo nhóc quá lại cho vài triệu lo bỉm sữa. Lại còn khoản bảo hiểm sau sinh được hơn 30 triệu nên mới đỡ chứ không em suốt ngày phải sống cảnh ‘giật gấu vá vai’ mệt mỏi kinh người.

Tuần vừa rồi, con em bị đường ruột, nguyên tiền khám, tiền thuốc đã mất gần 2 triệu bạc. Em bảo hắn đưa thêm tiền cho em mà hắn cứ hẹn lần hẹn lượt hết mai này lại tới mai kia vẫn không chịu rút ví. Hôm qua đi chợ, trong túi em còn đúng 50 nghìn. Em mua ít xương về nấu cà, rồi mua mấy tấm đậu phụ về rán.

Nghĩ thức ăn như thế cũng ổn, đâu tới nỗi. Ai ngờ hắn đi làm về nhìn mâm cơm liền càu nhàu:

‘Một tháng tôi đưa cô ngần ấy tiền mà cô cho nhà tôi ăn uống thế này hả? Chồng cả ngày đi làm quần quật bên ngoài về cho ăn cơm đậu. Cô nghĩ tôi sức trâu, chỉ làm không cần ăn.

Cô mà không làm tốt vai trò của người vợ, không lo được cho chồng thì đừng có trách tôi đó. Với tôi, vợ chỉ như cái áo, rách sẽ thay’.

Chồng đưa 3 triệu chi tiêu cho 5 người trong 1 tháng còn dọa: Vợ như cái áo rách sẽ thay, cam chịu mãi cuối cùng cô cũng bật ngược trước mặt bố mẹ chồng-2

Ảnh minh họa

Thật chứ em nghe hắn nói mà nghẹn đắng cổ, không sao nuốt nổi miếng cơm trong miệng. Không nhịn được hơn, kể cả bố mẹ chồng ngồi ngay đó em cũng buông bát đũa nói luôn:

‘Được, anh thích cứ đi mà tìm áo mới mà mặc. Tôi cũng ngán ngẩm người chồng như anh lắm rồi. Anh nghĩ 3 triệu của anh nó to lắm hả. Từ mai anh ở nhà chăm con cho tôi đi làm, một tháng tôi đưa anh chục triệu để anh chi tiêu xem chắc đã đủ mà mới đưa vợ 3 triệu anh đã vênh mặt cậy nhiều. Tôi với anh đổi vị trí đi’.

Em điên quá rồi, nói mà nước mắt nươc mũi giàn giụa. Mẹ chồng em ngồi bên đập bàn cái rầm: ‘Loại đàn ông như anh có kiếm bao nhiêu vợ mà cứ giữ cái tính nết này thì sau cùng vẫn chỉ ở vậy thôi. Không đứa nào nó chấp nhận làm áo cho anh khoác lên người đâu. Anh cứ ở nhà thay vợ lo chi tiêu 1 tháng xem thế nào. Ngày mai con L. để con cho nó trông, con đi làm đi. Một tháng đưa cho nó đúng 3 triệu xem nó xoay xở kiểu gì. Nó mà mở miệng kêu, mẹ đuổi cổ’.

Sáng nay em tuyên bố với hắn em sẽ đi làm, con cái tự hắn lo. Mẹ chồng em nói cũng sẽ không trông cháu cho hắn biết mặt”.

Đúng là câu chuyện muôn thuở vì những ông chồng gia trưởng thế này còn tồn tại rất nhiều. Nhưng nếu phụ nữ cứ âm thầm chịu đựng không phải cách hay. Nhất là trong trường hợp có mẹ chồng hậu thuẫn như cô vợ trên. Cần phải để anh ta biết, dù vợ có dư sức cáng đáng thì trách nhiệm vẫn cứ phải người đàn ông – trụ cột gia đình.

Hãy làm bất cứ điều gì có thể để “cải tạo” người bạn đời của bạn, có thể hôn nhân mới chuyển biến tích cực hơn.