Ăn cá mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu chế biến và ăn sai cách, nguy cơ ung thư và bệnh tật sẽ “rất gần”. Dưới đây là 4 loại cá bạn cần hạn chế ăn, càng ít càng tốt, để giảm thiểu những rủi ro không mong muốn đối với sức khỏe của mình.
Cá là thực phẩm phổ biến, được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Với hàm lượng protein cao và các vitamin có lợi, cá giúp cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có một số loại cá mà bạn nên hạn chế tiêu thụ thường xuyên vì chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể.
Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Thủy ngân là kim loại nặng có hại cho cơ thể, tồn tại trong môi trường tự nhiên như đất, nước và không khí. Việc tiêu thụ các loại cá chứa thủy ngân cao thường xuyên có thể gây hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa thần kinh, trầm cảm, Alzheimer, Parkinson, bệnh gan và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao mà bạn nên hạn chế ăn gồm: cá hồi nuôi, cá rô phi, cá trê, cá thu, cá ngừ mắt to, cá da trơn, cá chình, cá tuyết Chile, cá kiếm, cá mú, cá nhám và cá cờ. Thay vào đó, bạn nên chọn các loại cá và hải sản an toàn như cá hồi, tôm, cá mòi, …

Cá nướng
Mặc dù cá nướng rất ngon, nhưng trong quá trình nướng cá ở nhiệt độ cao, các chất gây ung thư như benzopyrene và heterocyclic amin có thể sinh ra. Thêm vào đó, khi cá được chiên hoặc rán ở nhiệt độ cao, các axit amin tốt cho sức khỏe trong cá dễ bị phá hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cá.
Vì vậy, thay vì nướng hoặc chiên cá, bạn nên ưu tiên các phương pháp chế biến cá lành mạnh hơn như hấp, nấu canh hay súp cá. Những món này không chỉ giữ được dinh dưỡng mà còn tốt cho sức khỏe.

Cá muối
Mặc dù cá muối chua hay cá ngâm muối được xem là đặc sản của nhiều nơi, nhưng món ăn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe.
Đầu tiên, quá trình sơ chế cá không đảm bảo vệ sinh hoặc quy trình đóng hộp không an toàn có thể dẫn đến ngộ độc. Nếu cá chưa được muối đủ mặn hoặc chưa đủ thời gian lên men, vi khuẩn gây hại như C. Botulinum có thể phát triển, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ngộ độc nhẹ có thể gây đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa, nhưng trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tổn thương đa cơ quan, thậm chí đe dọa tính mạng.
Ngoài ra, thói quen ăn cá muối thường xuyên còn làm tăng nguy cơ ung thư mũi, vòm họng. Nguyên nhân là trong quá trình ngâm cá, nitrit được sinh ra và phản ứng với các sản phẩm phân hủy protein để tạo ra nitrosamine, một chất gây ung thư mạnh. Những loại ung thư có thể liên quan đến nitrosamine bao gồm ung thư dạ dày, đại tràng và nhiều bệnh ung thư khác.
Cá có mùi lạ
Cá có mùi lạ là dấu hiệu cho thấy cá đã không còn tươi và không nên ăn nữa. Tuy nhiên, một số cơ sở kinh doanh không uy tín có thể sử dụng formaldehyde (một chất có khả năng gây ung thư cao) hoặc các chất bảo quản độc hại khác để ngâm cá nhằm loại bỏ mùi hôi thiu và bán cá nhanh chóng.
Nếu bạn ngửi thấy mùi tanh khác thường từ cá (cảm giác cay mắt hoặc nghẹt mũi), tốt nhất là không nên mua. Hãy chọn cá tươi, có trọng lượng bình thường, và kiểm tra kỹ mắt, mang, vảy và đuôi cá để đảm bảo chất lượng.
Vậy nên ăn cá như thế nào?
Để tận dụng tối đa lợi ích từ việc ăn cá, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Ăn cá ít nhất 2 bữa mỗi tuần, tương đương khoảng 340 gam cá/tuần. Đối với cá béo, lượng tiêu thụ nên dao động từ 140 – 560 gam/tuần; phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên ăn quá 280 gam/tuần. Ăn cá điều độ giúp cung cấp dinh dưỡng nhưng vẫn tránh được việc hấp thụ các chất ô nhiễm và kim loại nặng.
Chọn cá tươi, thịt chắc và đàn hồi. Mắt cá trong sáng, mang cá màu đỏ tươi và mùi hơi tanh, không có mùi ươn thối. Hãy lựa chọn cá từ các nguồn đáng tin cậy và bảo quản đúng cách.
Nấu chín kỹ cá để tiêu diệt ký sinh trùng và vi khuẩn. Nên hạn chế ăn cá sống (sashimi). Các phương pháp nấu như hấp, nấu canh sẽ giữ nguyên dinh dưỡng và an toàn hơn các món cá chiên rán hay nướng.
Kết hợp cá với rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo lành mạnh khác để gia tăng giá trị dinh dưỡng của bữa ăn.
Ăn đa dạng các loại cá để có thể tận hưởng nhiều hương vị khác nhau và nhận được dinh dưỡng toàn diện. Ví dụ, cá béo vùng biển sâu như cá hồi, cá cơm, cá mòi rất giàu axit béo Omega-3, có lợi cho sức khỏe tim mạch; trong khi cá nước ngọt như cá chép lại cung cấp nhiều protein và khoáng chất.