Dây thìa canh có tác dụng gì? 7 tác dụng, bài thuốc và lưu ý

Dây thìa canh là một loại thảo dược được dùng trong y học với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu dây thìa canh có tác dụng gì qua bài viết này nhé!

1Giới thiệu về dây thìa canh

Đặc điểm hình thái

Dây thìa canh (Gymnema sylvestre thuộc họ Apocynaceae) còn gọi là dây muôi hay lõa ti rừng, có nguồn gốc ở miền trung và miền tây Ấn Độ, vùng nhiệt đới châu Phi và Úc. Loại cây này có các đặc điểm hình thái sau:

  • Là một loại cây bụi leo thân gỗ với chiều dài thân trung bình từ 6 – 10m, đường kính khoảng 3mm.
  • Lá cây có hình bầu dục thon dài rủ xuống như chiếc thìa, có lông mềm ở cả hai mặt.
  • Hoa dây thìa canh có màu vàng, mọc thành cụm hình rốn ở nách lá và thường nở vào khoảng giữa tháng 7 – 8.
  • Quả hình bầu, dài khoảng 6cm, hạt dẹp, khi chín sẽ tách làm đôi nhìn giống như 2 chiếc thìa mở ra.

Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre

Dây thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre

Phân loại dây thìa canh

Dây thìa canh được chia thành 2 loại dựa vào đặc điểm hình dáng lá:

  • Dây thìa canh lá nhỏ: nhựa cây màu vàng nhạt hoặc màu trắng. Khi nếm có tác dụng làm mất vị ngọt nhưng chỉ trong thời gian ngắn.
  • Dây thìa canh lá to: nhựa cây màu vàng đậm, có khả năng làm mất vị ngọt lâu hơn và dược tính tốt hơn.

Tuy nhiên, người ta lại thường chủ yếu phân biệt dựa vào trạng thái:

  • Dây thìa canh khô: là loại đã được sơ chế, đem sấy khô hoặc phơi nhằm bảo quản và sử dụng được lâu dài.
  • Dây thìa canh tươi: mới thu hoạch, chưa bị phơi hoặc sấy khô.

Dây thìa canh được chia thành 2 loại dựa vào đặc điểm hình dáng lá

Dây thìa canh được chia thành 2 loại dựa vào đặc điểm hình dáng lá

Bộ phận dùng của dây thìa canh

Dây thìa canh được sử dụng toàn thân, từ thân, rễ, lá, hoa hay quả để điều trị các bệnh khác nhau. Dược liệu này được thu hái vào bất cứ thời điểm nào trong năm chứ không nhất thiết phải thu hoạch theo mùa như các loại thảo dược khác.

Thông thường, sau khi được thu hái, dây thìa canh sẽ được rửa sạch, thái thành từng khúc nhỏ. Lúc này dây thìa canh có thể để dùng tươi hoặc đem sấy, bảo quản trong túi zip kín ở nơi thoáng mát và khô ráo để dùng dần.

Dây thìa canh có thể được sử dụng toàn thân

Dây thìa canh có thể được sử dụng toàn thân

Thành phần hoá học có trong dây thìa canh

Thành phần hóa học có chứa hoạt tính sinh học cao của dây thìa canh là hoạt chất GS4. Hoạt chất này gồm tổ hợp chứa nhiều acid gymnemic thuộc nhóm saponin triterpenoid.

Ngoài ra, dịch chiết dây thừa canh cũng chứa các thành phần khác như flavon, anthraquinone, tanin, α và β-chlorophyll, phytin, nhựa resin, d-quercitol, axit tartaric, axit formic, axit butyric, lupeol, glycoside,..[2]

Thành phần hóa học có chứa hoạt tính sinh học cao của dây thìa canh là hoạt chất GS4

Thành phần hóa học có chứa hoạt tính sinh học cao của dây thìa canh là hoạt chất GS4

2Tác dụng của dây thìa canh đối với sức khỏe

Dưới tác dụng của nhiều thành phần hóa học, dây thìa canh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trên nhiều phương diện như:

Chống oxy hoá

Các hoạt chất tanin và flavonoid trong dịch chiết dây thìa canh có tác dụng chống oxy hóa. Một nghiên cứu trên chuột béo phì nhận thấy uống 120 mg/kg chiết xuất dây thìa canh trong 21 ngày giúp tăng cường hệ thống chống oxy hóa tự nhiên, giảm căng thẳng cho cơ thể do thừa cân.[3]

Tanin và flavonoid trong dây thìa canh có tác dụng chống oxy hóa

Tanin và flavonoid trong dây thìa canh có tác dụng chống oxy hóa

Hạ đường huyết

Acid gymnemic trong dây thìa canh kích thích sản sinh tế bào beta của tuyến tụy. Từ đó tăng sản sinh và tăng hoạt lực insulin, giúp cơ thể thiết lập cân bằng đường huyết tự nhiên.

Nghiên cứu năm 2014 cho thấy rằng sử dụng 200 – 400mg axit gymnemic mỗi ngày có thể làm giảm sự hấp thu glucose trong ruột trên bệnh nhân

Một thử nghiệm năm 2010 cho thấy việc bổ sung 500mg dây thìa canh mỗi ngày trong thời gian 3 tháng có thể làm giảm mức đường huyết lúc đói và mức đường huyết sau bữa ăn cũng như các triệu chứng bệnh tiểu đường.

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm chiết xuất dược liệu dây thìa canh bán tại Nhà thuốc An Khang

Làm mất vị giác đắng và ngọt

Peptide gurmarin trong dây thìa canh có cấu trúc tương tự như đường sẽ ngăn chặn các thụ thể đường trên vị giác. Từ đó, thụ thể lưỡi được lấp đầy nên không hấp thu được đường glucose, giảm khả năng nếm vị ngọt và làm cho món ăn ngọt kém hấp dẫn hơn.

Ngoài ra, gumarin còn có khả năng tác động vào vùng dưới đồi gây mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng. Tuy nhiên dây thìa canh sẽ mất đi tác dụng này khi được nấu chín hoặc phơi khô.

Peptide gurmarin có khả năng gây mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng

Peptide gurmarin có khả năng gây mất cảm giác đối với vị ngọt và vị đắng

Hạ lipid máu

Dây thìa canh cũng có thể ngăn chặn sự hấp thu lipid. Từ đó làm giảm mỡ máu, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch.

Hơn nữa, một nghiên cứu năm 2017 cũng nhận định rằng việc bổ sung chiết xuất dây thìa canh ở cả hai liều (100 và 200 mg/kg) có tác dụng hạ lipid máu đáng kể. Do đó, dây thìa canh có thể được xem xét sử dụng như một liệu pháp bổ sung cho bệnh mỡ máu cao.[6]

Dây thìa canh có tác dụng hạ lipid máu đáng kể

Dây thìa canh có tác dụng hạ lipid máu đáng kể

Hỗ trợ làm giảm lượng Cholesterol

Một nghiên cứu năm 2004 trên 60 người béo phì cho thấy dùng chiết xuất dây thìa canh hàng ngày làm giảm hơn 20% cholesterol LDL và tăng cholesterol HDL lên 22%.

Do đó, tác dụng tích cực của dây thìa canh đối với mức độ LDL và chất béo trung tính có thể góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.