Đôi đũa là dụng cụ ăn uống không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Chúng ta sử dụng nó để thưởng thức đủ loại món ngon, từ bữa cơm hàng ngày cho đến các bữa tiệc sang trạng hiếm khi mới có. Tuy nhiên, nếu cứ giữ những thói quen dùng đũa tai hại này trong mâm cơm thì chẳng mấy mà ung thư, bệnh tật sẽ ồ ạt ghé thăm bạn.
Dưới đây là 3 thói quen dùng đũa đang ngấm ngầm đầu độc cả gia đình bạn, biến bữa cơm hàng ngày thành bữa tiệc của ung thư, bệnh tật.
1. Thói quen cắn đũa
Cắn đũa là một thói quen vô thức của nhiều người. Tuy nhiên, đây không phải là một thói quen tốt và bạn nên bỏ nó càng sớm càng tốt.
Tác dụng phụ của việc đũa bị cắn cũng tương tự như việc chà rửa đũa với một lực mạnh. Lực cắn của răng sẽ tạo ra những rãnh nhỏ mà đôi khi mắt thường của con người khó có thể nhìn thấy được, mảnh vụn thức ăn, dầu mỡ và chất bẩn dễ dàng bị mắc kẹt trong đó, khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn.
Lúc này, nếu đũa không được làm sạch đúng cách, nhiều loại vi khuẩn và virus gây bệnh sẽ sinh sản, chẳng hạn như Helicobacter pylori, dễ gây viêm dạ dày ruột, thậm chí là dẫn đến ung thư khi phát triển nấm mốc – thứ có thể tạo ra chất gây ung thư cực mạnh được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo từ lâu, aflatoxin.
2. Dùng chung đũa hoặc dùng đũa đã ăn để gắp thức ăn cho người khác
Gắp thức ăn (mời) cho người khác là một hành động kính trên, nhường dưới, thể hiện phép lịch sự thường có của người Việt. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2009 của Đại học Clemson (Mỹ) cho thấy rằng việc dùng chung đũa, thìa hoặc gắp thức ăn cho người khác khi đã dùng đũa là nguyên nhân phổ biến gây lây lan các bệnh nhiễm trùng như vi khuẩn Helicobacter pylori, viêm gan, cảm lạnh và cúm, cũng như nhiều loại vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột.
Điều này là bởi đũa bạn đã sử dụng sẽ có dính nước bọt của bạn. Thống kê của WHO cho thấy nước bọt là một trong những con đường lây truyền bệnh chính khi bạn dùng đũa gắp thức ăn cho người khác.
Do đó, tốt nhất nên sử dụng đũa riêng cho mỗi người trong gia đình và không nên gặp thức ăn cho người khác mà sử dụng đũa cá nhân để tránh bị lây nhiễm chéo.
3. Dùng đũa gỗ, tre hơn 6 tháng mà không thay mới
Theo một khảo sát của Trung Quốc, có hơn 70% hộ gia đình tại nước này sử dụng đũa gỗ và đũa tre, hầu như không có thói quen đổi đũa mới, chỉ cần “dùng tiếp được thì không bao giờ đổi”.
Điều bạn chưa biết là sau khi vệ sinh, đũa gỗ, đũa tre rất dễ bị phồng lên bên trong do bị ẩm, những kẽ hở nhỏ xuất hiện sau khi bị phồng trở thành thiên đường cho nấm mốc và vi khuẩn.
Ngoài các vi khuẩn thông thường, còn có một trong những chất gây ung thư mạnh nhất được biết đến là aflatoxin (chất gây ung thư loại 1), độc hại gấp 10 lần so với kali xyanua!
Vì vậy, tốt nhất bạn nên thay đũa mới cứ 3 đến 5 tháng 1 lần.